Các ký hiệu A, B, C, D... là gì trong sáo trúc? Tại sao gọi là sáo C5, A4 ?

Giải thích về các ký hiệu :

Như chúng ta đã biết thì âm thanh nó tạo nên từ rất nhiều các quãng cao thấp. Ở Việt Nam mình và một số nước thì người ta hay gọi như các bạn chơi sáo thường gọi là:
 Đồ rê mi fa sol la xi
Đó là các tên gọi để phân biệt sự cao trầm của 1 bài hát. Nhưng sao chúng ta lại thấy ký hiệu A, B, C...Câu trả lời đó là một ký hiệu quốc tế, nó như được làm chuẩn cho mọi quốc gia trên thế giới. 
Ký hiệu nốt nhạc sáo trúc

Thường thì các bạn có thể dễ thấy từ cây guitar những hợp âm G, rồi Sol. Vậy những ký hiệu này dịch ra nốt nhạc đô rê mi như thế nào?

Dịch sang nốt nhạc :

Đồ => C
Rê => D
Mi => E
Fa => F
Sol =>G
La=>A
Xi=> B
Xem qua bài viết này thì các bạn thấy những nốt nhạc quốc tế này thật đơn giản phải không nào. Các bạn cứ thuộc ký hiệu trên là có thể đọc được các ký hiệu quốc tế trên.

Tại sao gọi là sáo C5, A4 :

Câu hỏi này mình đoán chắc là sẽ có rất nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao người ta gọi là sáo C5. Nếu các bạn đọc ở phía trên bài viết thì các bạn có thể hiểu được kí hiệu C có nghĩa là Đô.
Vậy còn số 5 tại sao lại còn có con số 5 nữa, sao không ký hiệu là C thôi :). Số 5 ở đây có nghĩa là quãng 5. Tôi sẽ giải thích cho bạn đầy đủ :
Chúng ta sẽ có 8 quãng nhạc và từ 1->8 nó sẽ phát ra những âm thanh cao dần đều. Mình ví dụ cho bạn hiểu như nốt Đô khi bạn thổi mạnh nó sẽ ra nốt Do2. Có nghĩa là nó tăng thêm một quãng.
Sáo C5 thì nó có âm thanh không cao và không thấp nên ở trong sáo trúc cây sáo C5 được coi là cây sáo thông dụng nhất. Và ký hiệu A4 chắc mình không phải giải thích nữa. Sáo A4 nó sẽ trầm hơn sáo C5.
Chúc các bạn luyện tập thành công. Nhớ like fanpage để cập nhật những bài viết mới nhất !

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cảm âm Tiến Quân Ca - Sáo trúc chuẩn !

Cảm âm sáo trúc Tình Ca Tây Bắc - Cảm âm chuẩn

Cảm âm bài hát Chú Ếch Con hay nhất cho sáo trúc !