Tổng hợp các kỹ thuật cơ bản mà người chơi sáo trúc cần biết !
Nếu bạn là người chơi sáo trúc thì hãy nắm vững các kỹ thuật cơ bản này :
Sau đây thì mình xin giới thiệu cho các bạn các kỹ thuật cơ bản mà chúng ta cần phải nắm được trong sáo trúc, bởi vì khi bạn nắm vững được những kỹ thuật này thì con đường chơi sáo của bạn sẽ tiến lên rất nhanh.
Nó cũng như khi bạn xây một ngôi nhà vậy khi bạn có một cái nền thật vững chắc ngôi nhà của bạn cũng sẽ vững chắc, bạn hiểu ý của tôi nói chứ. Học cái gì cũng vậy thôi các bạn nên nắm chắc những kiến thức căn bản thì kiến thức nâng cao sau này thì bạn sẽ vượt qua một cách rất dễ dàng.
Tổng hợp 5 kỹ thuật cơ bản mà người chơi sáo cần phải nắm vững :
Kỹ thuật đánh lưỡi : Đánh lưỡi được coi là một kỹ thuật quan trọng nhất trong sáo trúc, nó sẽ giúp cho các nốt bạn thổi được rõ nét, và lên các quãng dễ dàng hơn. Mình sẽ tóm tắt qua về kỹ thuật này, thường thì các bạn hay nhầm về đánh lưỡi và đánh lưỡi đơn. Hai kỹ thuật này khác nhau nhé, nhưng mà mình thấy trên mạng ít người dạy cái này bạn coi đánh lưỡi nó chỉ bằng 1/2 của đánh lưỡi đơn. Ví dụ bạn đọc từ Tu thì bạn chỉ đánh 1 nửa chữa Tu thôi coi như đánh vào đầu lưỡi. Ở bài viết này mình sẽ không nêu chi tiết còn bạn nào muốn hiểu rõ thêm thì có thể xem tại đây.
Kỹ thuật đánh lưỡi đơn : Đây cũng là một kỹ thuật rất quan trọng và mình nghĩ kỹ thuật này thì cũng không khó khăn lắm với các bạn. Bạn tưởng tượng đọc chứ TU TU TU TU rồi đặt sáo vào môi và đọc TU TU TU TU lúc đầu mới tập nó sẽ ra nhiều nước bọt nhưng một thời gian sau bạn sẽ tự khắc chỉnh sửa được môi của mình và nó sẽ không ra được nước bọt nữa các bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Kỹ thuật láy rền : Láy rền là một kỹ thuật làm cho câu sáo trở nên hay hơn, biến tấu điệu nhạc, láy rền hầu như áp dụng vào tất cả các bài sáo nên kỹ thuật này các bạn phải nắm cho thật chắc.
Láy rền nó sẽ chia làm 2 loại thương thì ở trên các trang cá nhân chia sẻ hay là mạng xã hội người ta chỉ chia sẻ cho các bạn kỹ thuật láy rền không đập ngón(Cái này mình thấy rất ít khi áp dụng) còn kỹ thuật mình muốn giới thiệu với các bạn láy rền đập ngón sau (Mình không biết gọi như nào nhưng ở đây mình gọi theo đúng tính chất của nó) láy rền thì người ta hay láy ở nốt RÊ MI và LA XI mình thấy ở RÊ MI là hay sử dụng nhất. Láy rền đập ngón thì nó chỉ thêm một động tác so với láy rền thông thường là các bạn đập vào ngón đằng sau của nốt láy rồi hạ từ từ suống (Ví dụ như khi láy nốt rê xong bạn đập vào ngón đồ rồi hạ từ từ xuống). Để xem kỹ thuật này thì bạn có thể tham khảo mấy video trên Youtube như Bèo dạt mây trôi của bùi công thơm các bạn để ý kỹ ngón tay anh Thơm nhé ! Trong bài này anh đấy sử dụng rất nhiều ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viêt này.
Kỹ thuật rung hơi : Đây là một kỹ thuật sẽ giúp bài sáo sẽ trở nên mượt mà hơn nói nôm na dễ hiểu như các bạn xem các ca sỹ khi người tha hát những câu dài và người ta sẽ làm rung rung rung rung đó ở trong sáo thì người ta sẽ gọi đó là rung hơi. Vậy để thực hiện được kỹ thuật này thì chúng ta phải thực hiện như thế nào. Ở kỹ thuật này các bạn sẽ đọc cho mình chữ phù phù xen kẽ một lần mạnh một lần nhẹ. Rồi các bạn sẽ tập từ chậm đến nhanh dần (Lưu ý : Không được đánh lưỡi nhé !). Để xem chi tiết thì các bạn Click vào đây !
Kỹ thuật vuốt ngón : Cũng là một kỹ thuật quan trọng được áp dụng vào những bản nhạc trữ tình hay là dân ca quan họ Bắc Ninh để thực hiện được kỹ thuật này thì các bạn sẽ làm cho mình như sau : Ví dụ bạn thổi từ nốt RÊ lên nốt Mi Bạn sẽ miết từ từ nốt rê, bạn sẽ miết dần dần theo chiều hướng tay ngón của bạn dần dần để lên nốt Mi. Các bạn có thể xem chi tiết tại đây !
Cách để tập luyện các kỹ thuật sáo trúc hiệu quả :
-Để cần tập luyện các kỹ thuật này hiểu quả thì các cần phải chăm chỉ luyện tập kết hợp với tham khảo các video trên mạng nó sẽ khả quan hơn khi chúng ta đọc tài liệu. Bản thân mình hồi trước cũng vậy mình hay đọc các tài liệu và kết hợp các video trên mạng và xem các nghệ sĩ chơi sáo hay thổi.
- Tích cực tham gia các buổi offline nó sẽ giúp bạn cải thiện tiếng sáo của mình rất nhanh, vì khi đi offiline bạn sẽ được nghe người khác chia sẻ kinh nghiệm hay chỉnh sửa các kỹ thuật cho bạn. Đừng ngồi nhà suốt ngày ôm cái máy tính hay smart phone nhé !
-Không nên luyện tập quá vội vàng, các bạn hãy luyện tập từng kỹ thuật một thật chắc thì mình sẽ tin chắc rằng các kỹ thuật sau nó sẽ không làm khó bạn được đâu.
Vậy nhé chúc các bạn thành công !
Nhận xét
Đăng nhận xét